Filter hay còn gọi là bộ lọc kính máy ảnh .Nếu là dân nhiếp ảnh gia chắc hẳn không lạ lẫm gì đến Filter. Với Filter, chúng ta có thể sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau để phục vụ cho quá trình chụp ảnh.
Các loại filter như Reverse Graduated Neutral Density (GND) Filter thường được sử dụng khi chụp phong cảnh ngược sáng, giúp làm giảm độ chênh lệch ánh sáng giữa bầu trời và đất đai.
Kính lọc ND (Neutral Density) được ưa chuộng khi chụp ảnh phong cảnh, đèn flash, đường phố, hoặc chụp chuyển động của dòng nước.
Bài viết dưới đây sẽ chỉ cho các bạn biết dùng Filter và dùng Filter trong những trường hợp nào.
1. Sử dụng Filter trong chụp ảnh
Khi chụp ảnh, camera của bạn giống như đôi mắt của bạn. Khi trời quá sáng, bạn sẽ cần một kính râm để bảo vệ mắt. Tương tự như vậy rõ ràng khi bạn chụp ảnh bạn cũng cần một filter hỗ trợ để bảo vệ đôi mắt của mình.
Khi chụp phong cảnh vào ban ngày, do dải dynamic range có hạn, sẽ thật khó để máy có thể thu được thông tin của 2 vùng đất và trời có độ chênh lệch ánh sáng quá lớn. Một filter là công cụ tuyệt vời để bạn dễ dàng chụp ảnh mà không cần nhờ tới sự trợ giúp của Photoshop.
Xem thêm : Cơ bản kính lọc để chụp ảnh phong cảnh
2. Có những loại Filter nào và cách sử dụng?
Có 9 loại filter đó là: UV, Phân cực, ND, GND, Reverse Graduated, màu sắc, Close up và các loại filter tạo hiệu ứng. Mỗi loại filter lại có một công dụng riêng biệt khác nhau và cách sử dụng phù hợp.
- UV hay Haze Filter được sử dụng để bảo vệ thấu kính trước của bạn khỏi bụi bẩn, xước hay ẩm ướt. Chúng đều được làm từ những kính trong, rất nhiều nhiếp ảnh gia luôn sử dụng cho ống kính của mình.
- Kính lọc phân cực có tác dụng tăng độ tương phản hay màu sắc đồng thời giúp tránh sự phản xạ ánh sáng. Khi sử dụng các kính lọc phân cực, trời sẽ xanh hơn tùy mức độ khi bạn quay filter để tạo hiệu ứng. Thông thường các kính lọc phân cực sẽ giảm 2 bước ánh sáng.
- Filter ND giúp giảm lượng ánh sáng đi vào cảm biến giúp bạn phơi sáng dài hơn thường lệ. Điều này cực hữu ích khi bạn muốn làm mịn thác nước, mặt nước biển hay chụp mây chuyển động trên bầu trời.
- Filter GND chia ra làm 2 phần, một phần tối hơn và một phần sáng hơn để bạn chụp những cảnh có độ sáng chênh lệch lớn như bầu trời và mặt đất mà vẫn thu được đầy đủ chi tiết chỉ với một bức ảnh.
- Filter Reveser GND đây là loại kính lọc tương tự như GND nhưng ở phần viền bên dưới gần như một phần kính trong, phần giữa tối hơn một chút và phần bên trên thì tối hẳn. Đây là loại kính lọc thường được sử dụng khi bạn chụp bầu trời với cường độ sáng cao. Bạn có thể bắt gặp ở biển lúc hoàng hôn hay bình minh rất hay được sử dụng.
- Kính lọc close up có tác dụng cho phép bạn lấy nét gần hơn ioongs các ống kính macro. Tuy nhiên chắc chắn chất lượng sẽ không thể bằng được rồi.
Các kính lọc tạo hiệu ứng như cho bokeh hình sao, trái tim, vệt sáng có thể sử dụng giúp bức ảnh thú vị hơn.
3. Sử dụng Filter như thế nào?
Có thể sử dụng các filter độc lập nhưng cũng có thể ghép nhiều filter lại cùng lúc. Có một phụ kiện giúp bạn kết hợp các filter lại cùng nhau.
Khi lần đầu mua filter, chắc hẳn bạn sẽ muốn mua một filter rẻ tiền và có chất lượng kém, điều này cực kỳ lãng phí thời gian và tiền bạc của bạn. Các filter có chất lượng kém sẽ khiến cho chất lượng ảnh của bạn giảm đi đáng kể. Vì vậy hãy đầu tư một cách hợp lý.
Các filter bạn sử dụng sẽ tùy thuộc khi đó bạn cần giảm bao nhiêu bước sáng, hay cần làm tối vùng nào, sáng vùng nào. Để chắc chắn nhất bạn nên chuyển qua chụp ảnh dưới dạng RAW và thử chụp vài tấm khi không có filter và xem biểu đồ histogram để lựa chọn cho phù hợp. Rất nhiều người luôn sử dụng luôn filter của mình, điều này không hề sai nhưng nó khiến bạn tốn thời gian hơn nhiều.
Khi chụp thác nước, hãy luôn mang theo filter GND, bởi chỉ cần phơi sáng dài thêm hơn 1 giây thôi, bạn có thể thấy bức ảnh cho ra đã hoàn toàn khác biệt.
Việc sử dụng filter khi chụp ảnh có thể mang đến những hiệu ứng và cảm nhận đặc biệt cho bức ảnh của bạn. Dưới đây là một số cách để hiểu cách sử dụng filter khi chụp ảnh:
- Chọn Filter Phù Hợp với Chủ Đề Ảnh: Đầu tiên, xác định chủ đề chính của bức ảnh và chọn filter phù hợp. Ví dụ, filter màu sắc có thể tăng cường sự tươi tắn trong ảnh hoặc tạo ra không khí vintage.
- Hiểu Rõ Các Tính Năng Của Filter: Mỗi loại filter mang lại các hiệu ứng khác nhau. Filter UV giúp bảo vệ ống kính và làm tăng độ rõ nét, trong khi filter ND giúp kiểm soát ánh sáng và tạo ra hiệu ứng chậm tốc độ chụp.
- Thử Nghiệm Trước khi Sử Dụng Chính Thức: Trước khi sử dụng filter trong môi trường chụp ảnh quan trọng, hãy thử nghiệm chúng để hiểu rõ cách chúng ảnh hưởng đến ảnh và điều chỉnh cài đặt cần thiết.
- Kết Hợp Filter để Tạo Hiệu Ứng Đa Dạng: Kết hợp nhiều loại filter để tạo ra hiệu ứng độc đáo. Ví dụ, sử dụng filter ND với filter phân cực để chụp phong cảnh với bầu trời đẹp và dòng nước chảy mượt mà.
- Sử Dụng Filter trong Ứng Dụng Chụp Ảnh: Nếu bạn chụp ảnh trên điện thoại di động, nhiều ứng dụng chụp ảnh như Instagram cung cấp các bộ filter tích hợp sẵn, giúp bạn dễ dàng thêm hiệu ứng vào ảnh của mình.
Nguồn: Sưu tầm internet
Originally posted 2017-04-11 15:31:18.