Chụp ảnh dưới trời mưa có lẽ là đề tài rất được ưa chuộng. Vậy bí quyết để có một bức ảnh đẹp trong mưa là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Những điều bạn cần biết khi chụp ảnh dưới mưa
- Giữ cho máy ảnh thật khô ráo: trong xe, mái hiên, cây dù là những thứ bạn nên vận dụng để bảo vệ máy ảnh của mình khi chụp trời mưa.
- Chọn những khung cảnh thích hợp: trong nhà qua ô cửa sổ, mặt nước, khung cảnh đường phố,… rất nhiều để bạn có thể sáng tạo cho bức ảnh của mình.
- Chọn thời điểm thật chính xác nếu bạn muốn chụp những hạt mưa rơi hoặc để bắt được khoảnh khắc nào đó mong muốn.
- Lợi dụng ánh sáng từ đèn flash, đèn giao thông, đèn từ xe,… để tạo nên các hiệu ứng ánh sáng lung linh cho bức ảnh.
- Biết được các phần mềm chỉnh sửa hình ảnh sau khi chụp để có được các bức ảnh ưng ý nhất.
Những khoảnh khắc để có được những bức ảnh dưới mưa thật đẹp
Chụp ảnh từ ô cửa sổ
Trong những ngày mưa, bạn rất muốn chụp ảnh nhưng ngại phải ra đường thì cách duy nhất mà bạn vẫn có được những bức ảnh đẹp là chụp ảnh qua các ô cửa sổ. Những hạt mưa trên cửa sổ và một khung cảnh phù hợp là những thứ góp phần tạo nên một bức ảnh đẹp.
Người và phương tiện qua lại, cảnh bầu trời,… là những khung cảnh phù hợp, có thể là ô cửa sổ từ chiếc xe bus, xe hơi, trong một quán coffee hoặc trong chính ngôi nhà của bạn. Để điện thoại hoặc máy ảnh cách xa cửa số từ 10 – 20cm (khoảng cách hợp lý nhất để lấy nét).

Chụp bong bóng nước
Khi những hạt mưa rơi xuống mặt nước thì sẽ tạo nên các bong bóng nước với những hiệu ứng cầu vồng. Nhưng để chụp được những bong bóng nước này thì bạn cần phải thật sự khéo léo để bắt được các khoảnh khắc này, bạn sẽ tạo nên những bức ảnh rất ấn tượng và muốn chủ động hơn thì các bạn có thể dùng DSLR (loại máy ảnh phản xạ ống kính kỹ thuật số) không có độ trễ thay vì dùng máy tự động.
Nên sử dụng đèn flash để có ánh sáng tốt nhưng nếu không có thì các bạn có thể tận dụng nguồn sáng từ các nguồn khác hoặc chọn vị trí có ánh sáng tốt. Điều chỉnh ISO máy ảnh ở thông số cao nhưng không quá 400 để tránh bị nhiễu, tốc độ màn trập khoảng 1/125 giây hoặc có thể thử với tốc độ cao hơn (tốc độ càng cao thì việc bắt được bong bóng nước sẽ chuẩn xác hơn), khép khẩu độ ở F/8 để tập trung vào giọt nước.
Nên lấy nét bằng tay để dễ điều chỉnh nét ở mức mong muốn vì bong bóng nước có phản xạ cao nên sẽ khó để lấy nét nếu để ở chế độ thủ công.

Hoạt động thường ngày
Dòng người hối hả đi tìm chỗ trú mưa, mặc vội chiếc áo mưa, những người đi bộ trên tay cầm ô dù hoặc những khung cảnh của khu chợ nhộn nhịp khi trời mưa là những cảnh vật thú vị cho bức ảnh.

Và một cách để thể hiện được sự vội vã của mọi người làm cho bức ảnh thêm sinh động đó là sử dụng phương pháp lia máy (panning). Điều chỉnh thông số chụp ảnh lia máy hợp lý: ISO các bạn nên chỉnh xuống mức thấp nếu trời tối thì có có thể tăng lên.
Tốc độ màn trập các bạn để trong xấp xỉ chưa đạt đến 1 giây, khi lần đầu ban lo sợ những bức ảnh sẽ bị mờ và nhòe đi bạn nên để khoảng xấp xỉ 1/40 hay 1/50 , khi bạn đã làm quen với máy ảnh rồi thì bạn có thể giảm xuống từ từ. Bên cạnh đó khẩu độ các bạn khép sâu.
Sau đó khi bạn lấy nét ban nên chọn chế độ lấy nét 1 lần và lấy nét trung tâm. Nếu đó là máy xịn, máy sẽ lấy nét tự động tốt các bạn có thể chuyển sang lấy nét chuyển động hay chế độ lấy nét tự động).
Chụp ảnh lúc giờ xanh
Giờ xanh là khoảng thời gian chập choạng giữa buổi sáng và buổi tối khi mặt trời nằm sâu bên dưới đường chân trời còn sót lại chút ánh sáng chiếu lên bầu trời mang một màu xanh lam đậm khác với màu xanh lam của bầu trời lúc còn sáng. Các nhà nhiếp ảnh gia đã đánh giá cao thời điểm này do chất lượng ánh sáng mềm. Và họ cũng rất trân trọng thời điểm này bởi vì tâm trạng yên tĩnh mà nó gợi ra một chút ảm đạm

Và khi kết hợp cùng với cơn mưa cùng ánh sáng của đèn đường, của đèn pha xe thì nó càng tô điểm thêm cho màu sắc thêm lung linh, sinh động trong mỗi bức tranh.
Chụp ảnh từ vũng nước
Những hình ảnh phản chiếu từ vũng nước cũng tạo nên được những hình ảnh rất thú vị. Đảm bảo được nguồn sáng hợp lý chắc chắn những hình ảnh được phản chiếu từ vũng nước sẽ không làm bạn thất vọng. Không khó để bắt gặp được các vũng nước đọng lại sau trận mưa và nên chọn mặt nước tĩnh lặng ít gió để hình ảnh phản chiếu được rõ ràng.
Ánh sáng từ bầu trời, ánh đèn đường, ánh sáng từ ngôi nhà, đèn xe,… rất thích hợp để phản chiếu hình ảnh được sáng và một mẹo nhỏ là nên tăng độ bóng (shadow) để hình ảnh được rõ hơn.

Chụp ảnh với sấm sét
Để chụp được khoảnh khắc sấm sét là rất khó và rất nguy hiểm. bởi vì chúng ta không thể biết chính xác khi nào thì sẽ có sấm sét và nó rất nhanh khó để bắt kịp. Những hình ảnh sấm sét lại rất thú vị đối với những dân chuyên chụp ảnh.do đó để có một bức ảnh hoàn hảo bạn phải biết lựa chọn địa điểm và thời gian phù hợp, đồng thời biết căn chỉnh những thông số trên máy ảnh một cách thích hợp.
Tia sét sẽ xảy ở những nơi có điều kiện ánh sáng yếu, thông thường bạn sẽ chọn từ 2.8 đến 5.6 DOF đủ để tia sáng chiếu đến camera. Khi đó bạn sẽ để máy ảnh ISO thấp, rồi mở tốc độ màn trập đi kèm với dây cáp giữ cho đến khi màn trập mở lúc đó sấm sét sẽ xuất hiện
Khi máy ảnh của bạn không có một tốc độ màn trập bạn hãy thiết lập phơi sáng trong vòng 10 – 30 giây, lúc này tia sáng sẽ đủ dung lượng để các tia sấm sét phát ra. Nhưng bạn cần cân nhắc trước khi tia sét đánh để quan sát được tốc độ phơi sáng lâu nhất.
Thông thường sẽ có những loại sét, tốc độ khác nhau và những hướng khác nhau. Nếu cơn bão đến gần, phơi sáng lâu hơn. Nếu cơn bão xa, phơi sáng sẽ lâu hơn mà các cơn bão đến gần từ 20 giây có thể đế 2 phút cơn bão đó sẽ có hiệu quả phơi sáng hơn.
Nếu phơi sáng lâu hơn, bạn cần phải cài đặt khẩu độ phù hợp. Bên cạnh đó,còn có chế độ khóa gương lật sẽ giúp ích cho bạn và chúng ta cần đợi chờ những tia chớp trước khi đóng màn trập.
Chụp ảnh với ô dù
Ô dù là một vật cần thiết cho con người chúng ta vào những ngày mưa. Chúng dùng để che chắn khi các bạn ra khỏi nhà. Và đây cũng là những nơi nên chụp một bức ảnh tuyệt vời dưới những cơn mưa. Bên cạnh đó, những chiếc ô dù đa sắc màu rực rỡ ở dưới trời mưa cũng tạo nên cảm giác chìm sâu vào những bức ảnh lung linh và huyền ảo.
Cách để chụp ảnh với chiếc ô trong mưa
- Chụp lúc quang cảnh đường phố đông đúc
- Chụp gần chiếc ô sao cho lấp đầy phần lớn khung hình, giúp bạn chụp chi tiết các giọt nước trên ô.
- Chụp từ trên cao xuống bằng cách đi lên một vị trí cao như cây cầu, sau đó nhìn xuống và chụp những người đang cầm ô đi ngang qua.

Chụp ảnh phản chiếu
Sau khi cơn mưa đã đi ngang qua sẽ có những hạt mưa còn nằm đọng lại phẳng lặng một cách độc đáo. Ở cách này, chúng ta có thể tận dụng các cảnh vật xung quanh sao cho phù hợp với bức ảnh kèm theo đó thì bạn cần điều chỉnh các góc cũng là một yếu tố quan trọng mà mà không thể thiếu trong việc chụp ảnh chụp khác nhau từ góc cao đến góc thấp hay ngang với tầm mắt cho đến khi bạn thấy đã phù hợp với khung cảnh cho đến khi tìm được góc ảnh để tạo ra một bức ảnh hiệu quả và chất lượng hơn.
Ta cũng có thể chụp ảnh phản chiếu thực tế để có thể đưa ra một bố cục cân đối hay có thể lấp đầy những khoảng trống nhằm tạo hiệu ứng đẹp và đánh lừa thị giác gây thêm sự chú ý với những bức ảnh.

Chụp hình ảnh phản chiếu từ hạt mưa
Đây là một kiểu chụp vô cùng sáng tạo, những hạt mưa đọng lại trên ô cửa, chiếc gương sẽ phản chiếu lại không gian đó như một hình ảnh thu nhỏ, tí hon vô cùng thú vị. Để có thể chụp được hình ảnh phản chiếu từ giọt nước động lại đó bạn cần để điện thoại hoặc máy ảnh lại gần giọt nước sau đó chỉnh lấy nét trên giọt nước mà bạn muốn phản chiếu.
Đặt khẩu độ F/8 – F/11 để độ sâu trường ảnh nhiều hơn; ISO ở mức 100 – 200 tránh quá cao làm nhiễu hình ảnh. Nên sử dụng thêm các ống kính macro để có thể điều chỉnh gần hơn.

Chụp ảnh sau cơn mưa
Sau cơn mưa thì các cảnh vật như được gột rửa, bầu trời quang đãng và trong xanh, các con đường còn đọng lại những vũng nước trắng xoá, thiên nhiên lại càng xanh hơn. Hình ảnh thành phố, là cây còn đọng nước, hình ảnh cầu vồng sau mưa, và nhất là hình ảnh về đêm khi các nguồn sáng từ các ánh đèn càng làm cho hình ảnh thêm lung linh, huyền ảo, làm nổi bật bức ảnh lên.

Muốn có được các bức ảnh thỏa sức đam mê, tính giải trí và tâm hồn nghệ thuật của bạn thì cần nắm rõ các quy tắc chụp ảnh, chỉnh sửa thông số trên máy ảnh sao cho thành thạo và còn nhiều thứ khác nữa.
Chụp ảnh ở góc cao
Với một nhà văn, họ luôn cố gắng sáng tạo để viết ra những bài văn hấp dẫn và cuốn hút, khiến người đọc bị mê hoặc và lạc vào câu chuyện.
Tương tự, với một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, ngoài việc chụp ảnh ở những khung cảnh đẹp như bình minh hay hoàng hôn, họ cũng muốn tạo ra những bức ảnh đẹp và chất lượng.
Trong quá trình chụp, việc lựa chọn góc chụp từ trên cao là không thể thiếu. Điều này giúp tạo ra một tấm hình bao quát và thực tế, đặc biệt là trong trường hợp chụp ảnh trong trời mưa. Bởi vì góc chụp từ trên cao có thể làm nổi bật khung cảnh trời mưa buồn tẻ và mang lại cho người xem những cảm xúc đặc biệt.
Kỹ thuật chụp ảnh trong mưa
- Chọn thời điểm đúng: Lựa chọn những thời điểm mưa nhẹ hoặc khi có ánh sáng tốt để bức ảnh trở nên tươi sáng và rõ nét hơn.
- Sử dụng kính lọc phân cực: Kính lọc phân cực giúp giảm chói lóa từ giọt nước mưa, giữ cho bức ảnh không bị mờ và tăng độ sắc nét.
- Chú ý đến ánh sáng: Sử dụng ánh sáng tự nhiên mềm mại từ trời mây để tạo nên hiệu ứng ấm áp và tạo bóng đẹp trên bề mặt.
- Chọn góc chụp độc đáo: Thay vì chụp trực diện, hãy thử nghiệm các góc chụp mới, ví dụ như từ phía dưới hoặc qua những vật cản tự nhiên.
- Bảo vệ thiết bị: Đảm bảo bảo vệ máy ảnh khỏi nước bằng cách sử dụng túi chống nước hoặc ô chống mưa.
Originally posted 2022-06-07 08:10:56.