Phông xanh là một phụ kiện không thể thiếu đối với các nhà làm phim. Phông xanh key giúp tiết kiệm tối đa kinh phí dựng hiện trường thật hoặc di chuyển, nó giúp các đạo diễn có thể hiện thực hóa mọi ý tưởng một cách dễ dàng. Tuy nhiên để bối cảnh quay được thật thì việc setup ánh sáng là vô cùng quan trọng.
Khi chiếu sáng phông xanh (chroma key), có một số nguyên tắc cơ bản bạn nên tuân theo để đảm bảo hiệu suất tốt. Dưới đây là một số nguyên tắc quan trọng khi chiếu sáng phông xanh:
1.Chọn Màu Xanh Đúng:
Sử dụng một màu xanh đặc biệt không xuất hiện trong trang phục hoặc cảnh nền để tránh hiện tượng “chấm đỏ” hoặc “lổ khuyết” khi quay.
2.Chiếu Sáng Đồng Đều:
Đảm bảo ánh sáng trên phông xanh đồng đều và không có bóng đậm. Điều này giúp ích trong quá trình xử lý hậu kỳ.
3.Tránh Ánh Sáng Chói Lọi:
Ngăn chặn ánh sáng từ các nguồn chiếu trực tiếp vào phông xanh để tránh việc phản xạ ánh sáng và tạo ra vùng không đồng đều.
4.Đặt Ánh Sáng Mặt Trước:
Sử dụng ánh sáng chính mặt trước để chiếu sáng diễn viên và giảm bóng đen trên phông xanh.
5.Chú Ý Đến Độ Bóng Cây:
Tránh sự xuất hiện của bóng cây hoặc các vật thể khác trên phông xanh.
6.Chăm Sóc Về Chi Tiết:
Chú ý đến chi tiết nhỏ như tóc, áo, hoặc các vật dụng có màu xanh để tránh mất mát thông tin trong quá trình keying.
7.Điều Chỉnh Cân Bằng Trắng:
Thiết lập cân bằng trắng của máy quay để phù hợp với màu xanh được sử dụng.
8.Sử Dụng Kỹ Thuật Mặt Trái:
Khi có thể, diễn viên nên tránh đứng quá gần phông xanh để tránh việc bóng của họ tạo ra nền không đồng đều.
Tuân thủ 8 nguyên tắc này sẽ giúp tối ưu hóa quá trình chiếu sáng phông xanh và làm cho việc xử lý hậu kỳ trở nên dễ dàng hơn.

Học cách chiếu sáng đồng đều phông xanh sẽ mang lại cho bạn kết quả tốt hơn mỗi khi phải biên tập video.
Theo góc nhìn của giới kỹ thuật thì chiếu sáng phông xanh khá là đơn giản, nhưng những nhà quay phim chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng kỹ thuật chroma key sẽ dễ mắc phải những sai lầm trong dàn dựng ánh sáng tại hiện trường.
Để đạt được điều đó, ta có thể áp dụng 2 cách set up đèn cơ bản chỉ gồm 2 đèn phông (background light). Trong khi nhiều bối cảnh chỉ cần 2 đèn là đủ (ví dụ như set up một buổi phỏng vấn). Với những phông xanh to và rộng hơn chúng ta chỉ cần thêm đèn là được.
Mọi vùng trên phông xanh xuất hiện trên khung hình đều phải được chiếu sáng đồng đều tuyệt đối và phơi sáng chính xác. Nếu phông nền đủ sáng ở bên này nhưng thiếu phơi sáng ở bên kia thì các kỹ thuật và biên tập viên sẽ phải vô cùng vất vả để chỉnh sửa lại.
Chiếu sáng phông xanh
Với các nguồn sáng lớn và dịu là hợp lý như đèn kino flo, đèn led bảng. Nếu bạn rọi thẳng một nguồn sáng mạnh như đèn spotlight vào phông xanh thì sẽ gặp rắc rối đấy (hoặc bạn phải dùng tấm tản sáng cho đều)
Xem thêm : 4 kỹ thuật chiếu sáng phông xanh
Đặt dàn đèn
Giả sử yêu cầu của bạn tương đối đơn giản và bạn chỉ cần sử dụng tối thiểu là 2 đèn để chiếu sáng phông nền, vẫn áp dụng cách dàn dựng như trên, bạn nên đặt một đèn (có khuếch tán) ở cả hai bên phông xanh cách khoảng 80cm và chéo 45 độ.
Bạn nên sử dụng những cặp đèn giống nhau ở cả hai bên phông xanh để đảm bảo sự nhất quán nữa nhé.
Nếu muốn nhân vật trông có chiều sâu nội tâm hơn, bạn có thể đánh đèn từ bên hông và để thay thế thì bạn có thể dùng thêm đèn spotlight chiếu vào khuôn mặt nhân vật để tạo ánh sáng lỳ đồng đều.
Nguồn: Sưu tầm internet.
Originally posted 2016-04-11 11:24:30.