Bật mí cách sử dụng các đường kẻ ngang nhiếp ảnh để có những bức ảnh hoàn hảo

Một bức ảnh hấp dẫn, thu hút là bức ảnh có bố cục chặt chẽ và hợp lý. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi muốn chia sẻ với bạn về bố cục dựa theo đường kẻ ngang. Hãy theo dõi để hiểu rõ về cách sử dụng các đường kẻ ngang nhiếp ảnh.

Cách sử dụng các đường kẻ ngang trong nhiếp ảnh
Cách sử dụng các đường kẻ ngang trong nhiếp ảnh

Các loại đường thường gặp trong nhiếp ảnh

Các đường trong một khung hình tạo nên chiều sâu cho bức ảnh. Nó giúp cho bức ảnh kết nối được với nhận thức của người xem một cách dễ dàng hơn. Trong một bức hình tồn tại nhiều loại đường khác nhau và sau đây là một vài ví dụ cụ thể:

  • Đường kẻ ngang: Tạo bố cục vững chắc, ổn định.
  • Đường kẻ dọc: Làm bức ảnh có sức sống hơn, hướng tầm mắt của con người đi lên.
  • Đường kẻ chéo: Tạo được sự linh hoạt cho khung cảnh tĩnh.
  • Đường cong: Tạo cảm giác nhẹ nhàng, mềm mại, gợi cảm và nhiều cảm xúc.
  • Đường đồng quy: Tập trung ánh nhìn của người xem vào một đối tượng nào đó.
  • Đường Zic – zac: Thể hiện sự khó khăn, trục trặc hay sự vui nhộn, nhí nhảnh.
  • Đường viễn vọng: Tạo cảm giác sâu thẳm, bí ẩn, xa xăm.
Các loại đường thường gặp trong nhiếp ảnh
Các loại đường thường gặp trong nhiếp ảnh
Xem thêm

Tại sao các đường ngang lại quan trọng trong nhiếp ảnh?

Con người thường thích những đường thẳng ngay ngắn hơn là những đường bị lệch góc. Khi gióng đường kẻ ngang, người ta sẽ lấy cạnh ngang của bức ảnh để làm chuẩn. Nếu đường kẻ ngang không đúng góc thì khung cảnh sẽ bị lệch và gây cảm giác khó chịu cho người xem.

Đường kẻ ngang tạo được cảm giác an bình, bao la, nhẹ nhàng của không gian rộng, vô định trong mắt người xem. Đường kẻ ngang ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ bố cục, sự ổn định, vững chắc của bức ảnh. Nên lấy đường kẻ ngang làm xương sống và các đường khác làm phụ trợ.

Các đường ngang thường được dùng trong nhiếp ảnh

Đường chân trời

Đường chân trời là đường ngăn cách giữa bầu trời và trái đất. Nó đánh dấu khoảng xa nhất mà mắt người có thể nhìn thấy được. Đường chân trời là yếu tố của thiên nhiên, dễ nhận ra, không bị cảnh vật che khuất. Nếu đường chân trời bị che khuất thì đường giao nhau giữa bầu trời và mặt đất lúc đó được xem là đường chân trời.

Một trong những bài học cơ bản mà nhiếp ảnh gia cần học là nhìn đường chân trời khi căn hình.

Đường chân trời trong cảnh biển
Đường chân trời trong cảnh biển

Để chụp được đường chân trời thằng bạn nên dùng chân máy để hỗ trợ. Nếu không muốn dùng chân máy thì cũng không sao cả. Khi ngắm căn hình, bạn dùng cạnh trên hoặc dưới của màn hình hay lỗ ngắm để làm chuẩn. Căn cứ vào đó, bạn tự đánh giá xem đường chân trời đã thẳng hay chưa. Khi đã ngắm chuẩn thì giữ chắc máy và bấm chụp để tránh khi bấm nút máy sẽ bị nghiêng.

Xem thêm

Đường ngang trong khu lưới của quy tắc ⅓

Quy tắc ⅓ là quy tắc cơ bản và được áp dụng rộng rãi trong mọi loại hình nhiếp ảnh. Khung ảnh được chia làm 9 phần bằng nhau bởi 2 đường ngang và 2 đường dọc. Trên hầu hết các loại máy ảnh và điện thoại đều có chế độ hiện khung lưới ⅓. Bạn hãy bật chế độ này lên để dễ dàng căn chụp.

Hãy đặt những đường ngang của khung hình đến gần với 2 đường kẻ ngang của khung. Và hãy nhớ đặt các đường chạy dọc theo đường kẻ ngang để hình không bị méo lệch. Đối với những khung hình không có đường chân trời, bạn có thể để nghiêng thiết bị chụp lại. Để nghiêng làm sao đường ngang chính của khung hình chạy dọc theo đường kẻ ngang của khung.

Áp dụng quy tắc ⅓ 
Áp dụng quy tắc ⅓

Nếu đường ngang chính của khung hình quá lệch. Khi đó bạn có thể nghiêng máy sao cho đường đó chạy chéo qua máy ảnh. Bức ảnh thu được cũng sẽ tạo được sự độc đáo và thu hút riêng. Những hãy sử dụng kỹ thuật này hợp lý.

Những trường hợp không có đường chân trời hay khó xác định đường ngang

Có rất nhiều cảnh bạn phải tỉ mỉ và khéo léo mới xác định được đường kẻ ngang. Ví dụ như chụp cảnh núi, thác nước, chân dung, các cửa hàng,… Đường ngang sẽ không rõ khi bạn mới nhìn sơ qua nhưng nó vẫn luôn tồn tại. Và điều bạn cần có là khả năng quan sát tốt.

Đường ngang trong những trường hợp này không phải nằm ở tiền cảnh mà có thể nằm ở hậu cảnh Nó tuy chỉ là phần mờ, phần phụ nhưng giúp ích cho sự cân bằng rất nhiều. Khi chụp những thể loại như thế này, bạn hãy chú ý hơn một xí đến hậu cảnh phía sau đối tượng. Bạn có thể di chuyển vị trí của đối tượng một chút để phù hợp với những đường kẻ ngang.

Đường ngang của bức tranh sát nằm ở sát chân núi
Đường ngang của bức tranh sát nằm ở sát chân núi

Và nếu như quá khó để chỉnh sửa thì cũng đừng ngại phá cách. Không phải cảnh nào cũng áp dụng đường kẻ ngang thì mới đẹp. Hãy tự sáng tạo, phá vỡ giới hạn của mình, đôi lúc nó cũng sẽ đem đến cho bạn hiệu quả bất ngờ đấy. Hy vọng bài viết trên đây giúp cho bạn có thêm được nhiều kỹ năng nhiếp ảnh. Hãy thử và áp dụng ngay nhé!

Originally posted 2022-03-27 22:20:54.

Tác giả

  • Nguyễn Hưng

    Tôi là Nguyễn Hữu HưngCEO THIẾT BỊ QUAY PHIM chuyên cung cấp Phụ Kiện Studio Tại Hà Nội - Hồ Chí Minh

    HL STUDIO đơn vị sáng tạo trong lĩnh vực ngành ảnh!!.
    Công ty chúng tôi tạo nên giá trị qua dịch vụ cung cấp, tư vấn và hỗ trợ lắp đặt sử dụng hoàn chỉnh các phụ kiện studio chất lượng cao (đèn chiếu sáng, thiết bị ghi âm, chân đèn, chân máy quay, bộ kẹp micro, v.v.) dành cho những người đam mê nghệ thuật quay phim. View all posts
Join Waitlist We will inform you when the product arrives in stock. Please leave your valid email address below.