Tam giác phơi sáng là yếu tố quan trọng quyết định một bức ảnh đẹp. Nhưng bạn đã hiểu rõ về tam giác phơi sáng hay chưa? Dưới đây, chúng tôi sẽ giải thích tam giác phơi sáng cho bạn một cách rõ ràng nhất. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm được nhiều bức ảnh ưng ý.

Sơ lược về tam giác phơi sáng
Thế nào là phơi sáng?
Phơi sáng là thuật ngữ được dùng để chỉ lượng ánh sáng đi vào máy ảnh và đến các bộ cảm biến hình ảnh điện tử. Độ phơi sáng cao nghĩa là có nhiều ánh sáng đi vào cảm biến.
Khi đó hình ảnh sẽ có màu sáng hơn. Và ngược lại, độ phơi sáng thấp, lượng ánh sáng đi vào cảm biến yếu, hình ảnh sẽ có màu tối hơn.
Độ phơi sáng ảnh hưởng trực tiếp đến bố cục và chất lượng của một bức ảnh. Về cơ bản thì nó chính là một thước đo về độ sáng và tối của một bức ảnh.
Thế nào là tam giác phơi sáng?
Tam giác phơi sáng là sự kết hợp của ba thiết lập trong máy ảnh ảnh hưởng đến ánh sáng. Đó chính là khẩu độ, tốc độ màn trập và ISO.
Khi kết hợp chúng với nhau, bạn sẽ kiểm soát được lượng ánh sáng đi vào máy ảnh từ bất kỳ nguồn sáng nào.
Chỉ cần bạn thay đổi một trong ba thông số này thì độ phơi sáng của bức ảnh sẽ hoàn toàn khác.

Khẩu độ (Aperture)
Khẩu độ là độ mở lá khẩu của ống kính. Lá khẩu được điều chỉnh to hoặc nhỏ để điều khiển lượng ánh sáng đi vào máy ảnh và đến cảm biến. Kí hiệu của khẩu độ ống kính là f/stop. Vì là số chia nên stop càng lớn thì khẩu độ ống kính càng nhỏ và ngược lại.
- Khẩu độ càng nhỏ thì độ mở của lá khẩu ống kính càng nhỏ. Và lượng ánh sáng đi vào ống kính càng ít và yếu hơn.
- Khẩu độ càng lớn thì độ mở của lá khẩu ống kính càng lớn. Và lượng ánh sáng đi vào ống kính sẽ nhiều hơn. Trong điều kiện thiếu ánh sáng, khẩu độ lớn rất cần thiết để bạn có được một bức ảnh đẹp hơn. Nhưng điều này sẽ làm cho độ dài trường ảnh nông hơn. Và rất không lý tưởng khi bạn muốn chụp ảnh phong cảnh. Khẩu độ lớn còn giúp cho hiệu ứng xóa phông của bức ảnh trở nên mịn màng hơn.
Xem thêm : Thuật ngữ f-stop và sự khác biệt khẩu độ

Tốc độ màn trập (Shutter Speed)
Tốc độ màn trập chính là thời gian đóng mở cửa trập cho phép ánh sáng chiếu qua thấu kính đi vào cảm biến. Tốc độ màn trập kiểm soát thời gian ánh sáng có thể đi vào ống kính máy ảnh.
Nó được điều khiển bởi một màn hình bằng kim loại được đặt ở phía trước cảm biến của máy ảnh. Ký hiệu của tốc độ màn trập là ss. Nó được đo bằng giây hoặc chỉ một phần của giây.
Vì là dạng phân số nên mẫu số càng lớn thì tốc độ sẽ càng nhanh.
- Tốc độ màn trập càng cao thì cửa trập đóng mở càng nhanh. Lượng ánh sáng đi vào máy ảnh sẽ càng ít và bức ảnh nhận được sẽ tối hơn.
- Tốc độ màn trập càng thấp thì cửa trập đóng mở càng chậm. Lượng ánh sáng đi vào máy ảnh sẽ càng nhiều và bức ảnh thu được sẽ càng sáng hơn. Tuy nhiên, khi bạn sử dụng tốc độ màn trập thấp thì bức ảnh có thể bị mờ, nhòe. Nhưng nó lại rất thích hợp khi chụp ảnh vào buổi tối. Chụp tại nơi có nhiều ánh đèn thì sẽ tạo ra được hiệu ứng dải sáng bắt mắt cho bức ảnh.
Thường thì người ta sẽ chọn tốc độ màn trập nhanh khoảng 1/4000s khi chụp với thể loại nhiếp ảnh thể thao. Trong khi đó, tốc độ màn trập thấp khoảng 1/30s sẽ được lựa chọn khi chụp ảnh đêm.
Tất nhiên việc thay đổi tốc độ màn trập sẽ còn phụ thuộc vào đối tượng và độ sáng mà bạn đã có sẵn trong khung ảnh.
Xem thêm : Ứng Dụng Tốc Độ Màn Trập Trong Nhiếp Ảnh

Độ nhạy sáng (ISO)
ISO là thông số chịu trách nhiệm về độ nhạy sáng của cảm biến máy ảnh. Thông số ISO càng cao thì khả năng tiếp nhận ánh sáng của cảm biến sẽ càng nhiều và ngược lại.
ISO cao sẽ rất hữu ích khi bạn chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng. Vì nó cho phép bạn chụp lại không gian xung quanh đối tượng mà không cần sử dụng đến đèn flash.
Điều này rất lý tưởng khi bạn chụp ảnh trong các tình huống không được phép sử dụng đèn flash. Ví dụ như chụp ảnh ở trong nhà. Còn nếu bạn sử dụng độ nhạy sáng ISO thấp thì bạn sẽ phải sử dụng đến đèn flash để kết quả chụp giống nhau.
Khi bạn tăng thông số ISO thì lượng ánh sáng của bức ảnh cũng tăng lên. Và cùng lúc đó bức ảnh sẽ bị giảm chất lượng và có độ nhiễu ảnh. Vì vậy bạn cần xác định được nguồn sáng ưu tiên khi chụp một đối tượng cụ thể.
Tầm quan trọng của tam giác phơi sáng trong nhiếp ảnh
Ánh sáng chính là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến chất lượng bức ảnh thu được. Việc kiểm soát được ánh sáng chính là chiếc chìa khóa giúp bạn tiến gần đến thế giới nhiếp ảnh hơn.
Tam giác phơi sáng là một khái niệm bạn phải nắm rõ nếu như bạn muốn trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.
Thông qua tam giác phơi sáng, bạn sẽ thể hiện được cảm xúc và thông điệp muốn truyền tải trong bức ảnh một cách rõ nhất.

Mối quan hệ giữa các thông số trong tam giác phơi sáng
Trong tam giác phơi sáng, nếu như một thông số thay đổi thì ít nhất một trong hai thông số còn lại cũng phải thay đổi để đảm bảo được độ phơi sáng phù hợp. Ba thông số này luôn hoạt động dựa theo nguyên tắc bù qua sớt lại cho nhau.
Đa số máy ảnh kỹ thuật số hiện nay đều được thiết lập tính năng phơi sáng tự động.
Các thông số khẩu độ, tốc độ màn trập, ISO sẽ tự động điều chỉnh sao cho phù hợp để đủ độ sáng cho bức ảnh. Tuy nhiên tính năng này không thể hiện được ý đồ của nhiếp ảnh gia. Vì vậy, bạn có thể tự điều chỉnh các thông số này để có được bức ảnh theo đúng ý muốn.
Việc bạn thay đổi các thông số trong tam giác phơi sáng được xem như là một sự đánh đổi. Khi bạn được cái này thì sẽ mất cái khác. Chụp với tốc độ màn trập nhanh, hình ảnh sắc nét hơn nhưng bù lại thì bức ảnh sẽ bị nhiễu hạt nhiều.
Tùy vào tình huống mà bạn quyết định có cần đánh đổi hay không và phải thay đổi thông số nào. Bạn hãy chụp ảnh thật nhiều để tích lũy thêm kinh nghiệm. Sẽ đến lúc chỉ cần nhìn tình huống bạn sẽ biết mình phải thay đổi thông số như thế nào.

Cách thiết lập các thông số trong tam giác phơi sáng
Để có được độ phơi sáng hoàn hảo,bạn có thể tập luyện theo những cách sau đây:
- Chọn một mốc thời gian cụ thể trong ngày. Luyện tập hai đến ba lần một tuần.
- Chọn một điểm ở ngoài trời và một điểm ở trong nhà để chụp.
- Thay đổi các thông số và chụp 100 ảnh tại mỗi thời điểm với thông số cụ thể.
- Ghi chép lại các thông số để biết được độ phơi sáng phù hợp và ưng ý nhất với bạn.
Nếu như bạn muốn bức ảnh của mình sáng hơn thì hãy giảm khẩu độ và tốc độ màn trập xuống và tăng ISO lên.
Nếu như bạn muốn bức ảnh của mình tối hơn thì hãy thực hiện ngược lại. Hãy giảm ISO xuống và tăng khẩu độ cùng tốc độ màn trập lên. Độ phơi sáng hoàn hảo phải phụ thuộc vào từng hoàn cảnh chụp.
Trong vài trường hợp có thể bạn sẽ gặp phải một số vấn đề khi thiết lập các thông số trong tam giác phơi sáng. Nếu ảnh sáng tốt những vẫn chưa đủ, bạn nên tăng thông số ISO lên. Điều này sẽ giúp bạn có đủ lượng ánh sáng để chụp mà hình ảnh không bị ảnh hưởng.
Nếu bạn muốn chụp ảnh một người đang chuyển động, bạn bắt buộc phải thiết lập tốc độ màn trập cao.
Đối với những mẫu ống kính kit đi kèm, khi thực hiện thao tác zoom, khẩu độ tăng sẽ làm lượng ánh sáng đi vào cảm biến giảm. Vì vậy, bạn hãy giảm tốc độ màn trập xuống và đồng thời duy trì kiểm soát thông số ISO.
Nếu ISO quá cao sẽ làm cho chất lượng bức ảnh kém đi.
Lời Kết Bài
Việc điều chỉnh ánh sáng trong tam giác phơi sáng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng của bức ảnh. Khi nắm vững cách sử dụng tam giác phơi sáng này, người chụp sẽ dễ dàng tạo ra những tác phẩm độc đáo theo phong cách cá nhân.
Originally posted 2022-04-20 07:28:27.