Đo sáng máy ảnh là một trong những thao tác hết sức quan trọng để giúp bạn có một tấm hình đẹp. Trên các máy ảnh kỹ thuật số ngày nay đều được tích hợp nhiều chế độ đo sáng khác nhau.
Vậy những chế độ này gồm những gì? Kỹ thuật sử dụng ra sao? Tất cả những câu hỏi đó sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Đo sáng là gì ?
Đo sáng là chế độ mà máy ảnh thể hiện cho bạn biết được cần điều chỉnh những thông số trong tam giác phơi sáng bao gồm: tốc độ màn trập, khẩu độ và độ nhạy sáng ISO.
Tuy nhiên,ở tính năng này máy ảnh chỉ đưa ra lời khuyên chứ không trực tiếp điều chỉnh các thông số.
Tầm quan trọng của các chế độ đo sáng trong máy ảnh
Để trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp là điều hết sức khó khăn. Họ cần phải hiểu được các cách đo sáng của máy ảnh và những chế độ chụp khác nhau.
Chế độ đo sáng máy ảnh là vô cùng quan trọng vì nó sẽ giúp các nhiếp ảnh gia kiểm soát được lượng ánh sáng cho mỗi bức ảnh. Điều đó sẽ giúp họ dễ dàng ghi lại được nhiều khoảnh khắc đẹp trong mọi hoàn cảnh.
Thước đo sáng
Từ khái niệm trên ta có thể hình dung là máy ảnh sẽ tính toán tất cả lượng ánh sáng trong khung ảnh bạn định chụp bao gồm tiền cảnh, hậu cảnh, chủ thể và chia trung bình ra để quyết định là bức ảnh có đủ sáng hay không.
Và điều này thể hiện qua “thước đo sáng” mà ta thường nhìn thấy trên các máy ảnh.
Thước đo sáng (Exposure Level Indicator) là công cụ để nhiếp ảnh gia điều chỉnh độ phơi sáng của bức ảnh. Thước đo sáng trong ống ngắm (viewfinder) của máy DSLR bật sáng khi ta nhấn nửa nút chụp.
Thông thường, thước được chia làm 2 phần có số ko [0] ở giữa và các chỉ số âm ở bên trái, những chỉ số dương ở bên phải.
Thước đo sáng được thiết kế để đo lường lượng ánh sáng có sẵn trong một khung cảnh.Trong nhiếp ảnh,thước đo sáng được dùng để xác định khẩu độ và tốc độ cửa chập thích hợp cần thiết để phơi sáng đúng cho một bức ảnh.

Các chế độ đo sáng máy ảnh
Mỗi hãng sẽ có mỗi chế đo sáng khác nhau nhưng điều quan trọng là bản chất của chúng không thay đổi và được chia thành 3 kiểu đo sáng:
- Đo sáng toàn cảnh (Evaluative/ Matrix Metering),
- Đo sáng điểm (Spot Metering)
- Đo sáng trung tâm (Center- Weighted Metering).

Đo sáng toàn cảnh (Evaluative/Matrix Metering)
Ở chế độ này máy sẽ chia khung hình ra làm nhiều khu vực và áp dụng thuật toán để đo sáng toàn cảnh của khung hình. Phương thức này sẽ cho ra độ sáng trung bình giữa tất cả các chi tiết trong ảnh.
- Hữu ích: Đa số trường hợp đủ sáng, đặc biệt là chụp phong cảnh, các khung hình có ánh sáng không chênh lệch quá nhiều, ánh sáng chan hòa.
- Bất lợi: chụp ngược ánh sáng, bức ảnh cần nổi bật với đối tượng mà bạn chụp

Đo sáng điểm (Spot Metering)
Đo sáng điểm là chế độ máy dùng thuật toán để đo sáng từ một điểm cố định trong khung hình đó. Với chế độ này khung hình được đo sáng tùy theo điểm lấy nét hoăc do bạn chọn. Chế độ này đặc biệt rất có ích với những bức chân dung hoặc những khung hình có những ánh sáng hết sức phức tạp mà bạn chỉ muốn đối tượng của mình được nổi bật.

- Hữu ích: Các trường hợp chụp ngược ánh sáng, các khung hình có độ chênh sáng cao hoặc các trường hợp chụp những bộ đồ màu trắng dễ bị cháy nắng.
- Bất lợi: Trong các trường hợp có ánh sáng chan hòa, đơn giản, mộc mạc.
Đo sáng trung tâm (Center- Weighted Metering)
Đo sáng trung tâm như đúng tên gọi của nó là đo ánh sáng phần giữa khuôn hình và cân bằng ánh sáng trong bức ảnh. Ở chế độ này khác với đo sáng toàn cảnh ở chỗ sẽ chỉ đo sáng phần trung tâm mà chúng bỏ quá các chi tiết vùng góc cạnh. Điều này cũng có lợi khi chúng ta chụp các đối tượng ở giữa khung hình.

Hữu ích: Ở chế độ đo sáng này ưu tiên chụp ở giữa và chiếm phần lớn ở khung hình nhưng trong quá trình chụp ảnh phải đảm bảo có độ phơi sáng đúng.
Bất lợi: Sẽ có một chút khó khăn với các chủ thể hoặc các đối tượng nhỏ.
Xem thêm : Một số thiết bị hỗ trợ phòng chụp
Chân máy ảnh - chân máy quay - TRIPOD
Chân máy ảnh - chân máy quay - TRIPOD
Bàn & Hộp chụp sản phẩm
Chân máy ảnh - chân máy quay - TRIPOD
Kỹ thuật đo sáng trên máy ảnh
Đo sáng khung cảnh
Để điều hòa được những vùng tối sáng trong 1 phạm vi rộng. Tại chế độ đo sáng này, máy ảnh sẻ chia khung hình thành các vùng nhỏ. Tại mỗi vùng nhỏ, máy ảnh sẽ xem xét và làm rõ độ sáng tối của nó.
Khi đã có được tham số sáng tối của những vùng trên mọi khuôn hình, máy ảnh sẽ tổng hợp toàn bộ dữ liệu rồi chia tỉ lệ và lấy giá trị trung bình. Sau đó, máy sẽ điều chỉnh giá trị ISO, tốc độ màn trập và khẩu độ tương ứng để xác định mức phơi sáng thích hợp nhất với tham số ánh sáng đo được này.
Những nhân tố chính tác động tới cách đo sáng này là vật thể, khoảng cách, màu sắc, điểm nét. Tuy phụ thuộc trên mức trung bình chung nhưng máy ảnh vẫn ưu tiên những vùng được lấy nét hơn.
Kỹ thuật đo sáng này được nhiếp ảnh gia đã được lựa chọn khi muốn bức hình của mình sáng đều, đẹp.
Tuy nhiên, bí quyết đo sáng này chỉ phát huy tính chính xác khi chụp trong điều kiện ánh sáng chan hòa. Khi gặp môi trường sở hữu ánh sáng phức tạp như ánh nắng gay gắt thì nó diễn đạt rõ hiệu quả chất lượng kém hơn trong việc phân định màu sắc.
Đo sáng điểm
Máy ảnh sẽ bỏ qua tất cả, ở đây chế độ đo sáng này chỉ hội tụ vào các điểm được lấy nét và 1 khoảng trống nhỏ bên cạnh điểm đó. Nghĩa là khi bạn lấy nét tại đâu, dù ở rìa cạnh hay góc của khuôn hình, thì máy sẽ đo sáng tại đó và cho ra giá trị phơi sáng mà bạn đã chọn.
Bên cạnh đó đo sáng điểm là kỹ thuật đo sáng phức tạp nhất nên khi chụp ảnh người chụp phải chụp tỉ mỉ và biết xác định vị trí vùng chụp đó. Nếu ko sẽ dẫn tới việc đo sáng sai. Sử dụng chế độ này, bạn nên khóa nét đối tượng. Các trường hợp chụp ngược sáng hoặc nhấn vào những điểm nhỏ, ở xa.
Đo sáng trung tâm
Ở vùng này bức ảnh sẽ được ưu tiên nhất khi bạn sử dụng chế độ đo sáng này. Chế độ đo sáng này chỉ đo sáng trong khu vực trọng tâm của bức ảnh. Nó hơi “thờ ơ” với các vùng rìa hình và bao gồm cả những điểm lấy nét.
Điểm giữa trọng tâm bức hình là đối tượng ưa chuộng nhất. Máy sẽ đo sáng trong phạm vi cụ thể và đưa ra 1 giá trị chung nhất. Cũng theo nguyên tắc hoạt động đo sáng toàn cảnh, sau đó máy ảnh sẽ mang số đo chính xác, ngay lúc này máy ảnh sẽ lựa chọn một giá trị phơi sáng phù hợp và ưu tiên phơi sáng nhất bên cạnh tâm của bức ảnh.
Kỹ thuật này chiếm ưu thế thấp nhất lúc nhiếp ảnh gia muốn kéo ánh nhìn của người xem vào đối tượng tại trung tâm khuôn hình. Chế độ này thường được dùng để chụp ảnh chân dung hay một nhóm người, cảnh vật.
Cách bước thực hiện trên máy ảnh
- Chuyển sang chế độ đo sáng điểm trên máy.
- Chọn chế độ chụp A hoặc S để đo sáng
- Nếu là ánh sáng tự nhiên/hot light mà mạnh thì để ở chế độ A sau đó quy định khẩu độ mà bạn muốn chụp.
- Nếu sử dụng đèn strobe/Flash thì bỏ ở chế độ S, và quy định tốc độ chụp là 1/200.
- Nếu ánh sáng yếu thì đặt chế độ A sau đấy đo vào vùng tối nhất mà bạn vẫn muốn có yếu tố hoặc chủ thể, nó sẽ cho bạn tốc độ, sau đó bạn tăng iso dần lên cho tới khi nào chỉ số tốc độ xấp xỉ với chỉ số đang dùng
- Cách đo là cứ đưa máy vào từng vùng sách chênh lệch khác nhau bạn sẽ mang được những chỉ số i thay đổi khẩu độ hoặc tốc độ.
Những thời điểm không nên sử dụng đo sáng của máy ảnh
- Chụp ngược sáng: Nếu đối tượng của bạn nằm ngược với hướng của nguồn sáng, chức năng đo sáng trên máy ảnh sẽ làm cho đối tượng của bạn tương đối tối hữu Đó là do tính năng này sẽ tính toán độ sáng không đạt chất lượng ở background và đối tượng . Trong lúc này, bạn bắt buộc giảm tốc độ xuống hoặc mở khẩu độ lớn hơn để đối tượng của bạn đủ sáng.
- Độ tương phản chụp ảnh quá cao: Khi bạn chụp ảnh ở những nơi địa hình quá cao thì sẽ khiến việc bạn chụp ảnh trở nên khó khăn hơn,máy ảnh của bạn sẽ không thể đo độ sáng chính xác hơn.
- Không dùng đo sáng khi chụp với đèn Flash: Khi bạn chụp ảnh với đèn flash máy ảnh sẽ không thể nào đo được cường độ sáng mà đèn flash sẽ sử dụng. Khi đó, nếu bạn chụp theo chức năng đo sáng, ảnh sẽ bị cháy khi dùng với đèn flash.
- Chụp ảnh phơi sáng: Khi bạn chụp một bức ảnh hay vẽ những hình thù mà sử dụng đèn flash rời. Lúc này bạn sẽ không thể biết chính xác lượng ánh sáng đi tới cảm biến là bao nhiêu.
- Chụp ảnh ở những sân khấu: Khi các ánh sáng ở sân khấu cứ liên tục thay đổi mà không ngừng hoạt động lúc này việc bạn chụp ánh sáng sẽ bị nhòe sẽ không đáp ứng ánh sáng một cách chính xác.
Originally posted 2022-06-03 10:18:32.