Để có được một bức ảnh đẹp cần nhiều yếu tố khác nhau. Quy tắc không gian nhiếp ảnh là một trong những điều quan trọng nhất. Tuy nhiên có rất nhiều người lại không quan tâm đến yếu tố này. Bài viết dưới đây sẽ bật mí cho bạn đầy đủ các quy tắc không gian nhiếp ảnh giúp bạn có được bức ảnh hoàn hảo.

Khái niệm không gian trong nhiếp ảnh
Không gian trong nhiếp ảnh được hiểu là khoảng không gian mà thị giác mở rộng về phía trước hướng mà chủ thể của bạn đang di chuyển. Đó có thể là hướng mà đối tượng có ngụ ý chuyển động hoặc đang nhìn. Không gian trong nhiếp ảnh có thể dẫn mặt người xem theo đối tượng đó.
Quy tắc không gian nhiếp ảnh
Định nghĩa quy tắc không gian nhiếp ảnh
Quy tắc không gian nhiếp ảnh còn được gọi theo cách khác là Quy tắc nhãn quang. Đó là cách tổ chức không gian cho đối tượng chính của bức ảnh.
Mục đích của quy tắc không gian nhiếp ảnh
Mục đích của quy tắc không gian trong nhiếp ảnh rất đáng chú ý. Việc làm này sẽ giúp cho đối tượng nổi bật hơn và thu hút được người xem. Nó sẽ xác định và nhận mạnh đối tượng, hướng sự chú ý của bạn vào đối tượng đó.
Nói một cách ngắn gọn, quy tắc không gian cho biết vị trí đặt chủ thể của chúng ta trong hình ảnh. Hay nói cách khác, đó chính là vị trí đặt không gian trực quan.
Các loại quy tắc không gian nhiếp ảnh
Quy tắc không gian trong nghệ thuật
Không gian trong nghệ thuật được chia làm hai loại: Không gian dương và không gian âm. Hại loại không gian này có mối quan hệ tương quan, hỗ trợ lẫn nhau. Chúng xuất hiện ở cả trong ảnh 2D lẫn 3D.
Tuy nhiên, chúng ta cần cân nhắc khi kết hợp hai quy tắc này để có bố cục tốt. Bởi sự kết hợp của chúng có thể ảnh hưởng đến nhau nhau. Có đôi khi có thể thay đổi luôn cả nội dung của đối tượng còn lại.
Không gian dương trong quy tắc không gian nhiếp ảnh
Không gian dương là những mảng không gian có chứa đối tượng bởi màu sắc, hình dáng và các đường nét trong bố cục ảnh. Vùng không gian này chứa những vật tạo tâm điểm cho bố cục. Đó có thể là con vật, toàn nhà, cây cối, con người…
Góc nhìn của người xem và điểm trọng tâm của bố cục hoàn toàn bị thống trị bởi không gian dương.
Không gian âm trong quy tắc không gian nhiếp ảnh
Khái niệm không gian âm
Không gian âm trái ngược hoàn toàn với không gian dương. Nó là những khoảng trống bao quanh đối tượng chính. Khoảng không gian này được giới hạn bởi những đường viền xung quanh không gian dương. Chính vì thế nên không gian âm có tính bị động hơn.

Không gian âm là nơi sẽ đặt bối cảnh cho toàn bố cục cho bức ảnh. Một bức ảnh thể hiện rõ không gian âm sẽ được tạo ra bởi hình dáng thú vị. Hoặc nó có thể mang ý nghĩa bằng cách bao quanh chủ thể của mình.
Nhìn vào không gian âm, chúng ta nhận thấy những hình dạng có cả chất và khối lượng. Nó không đơn thuần là sự trống vắng của riêng đối tượng.
Vai trò và tác dụng của không gian âm
Có một điều cần chú ý đó là không gian âm cũng có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành đối tượng chính của khung hình. Hơn thế nữa, nó còn có vai trò thiết yếu trong bố cục nghệ thuật không kém gì không gian dương.
Trông bố cục hình ảnh không thể thiếu được không gian âm. Bởi nó hết sức quan trọng. Không gian âm có thể cân bằng với không gian dương và sẽ tạo điểm nghỉ cho người xem. Đây là yếu tố hết sức quan trọng nhưng nhiều người thường hay bỏ qua.
Không gian âm nhấn mạnh yếu tố góc nhìn của khán giả. Người xem bức hình tự quyết định những gì mà họ thấy.
Thực chất, không gian âm không bao giờ là khoảng trống. Nó không bao giờ đơn thuần như nhiều người vẫn nghĩ. Nếu không có không gian âm, không gian dương sẽ trở nên vô nghĩa. Chúng được tạo ra để làm nổi bật bức hình.
Mối quan hệ giữa quy tắc không gian dương và quy tắc không gian âm trong nhiếp ảnh
Sự kết hợp này cực kỳ quan trọng trong việc sáng tạo hình ảnh. Đôi lúc, chúng ta có thể đổi chỗ cho hai kiểu không gian này. Sự kết hợp nếu tỉ mỉ đến mức hình ảnh có thể vừa làm vật lẫn làm nền sẽ tạo ra mối quan vật/nền. Phần dương sẽ là phật vật và phần âm chính là phần nền.
Không gian 2 chiều và 3 chiều trong quy tắc không gian nhiếp ảnh
Không gian hai chiều là kiểu không gian không có chiều sâu, mà chỉ có chiều dài và rộng. Nó tồn tại trên những mặt phẳng giấy vẽ của các họa sĩ và không tạo cảm giác 3D.
Quan sát một mặt phẳng nhưng lại có cảm giác về chiều sâu của đối tượng tức là chúng ta đang được tiếp nhận bởi hiệu ứng 3D.
Quy tắc không gian 3 chiều cho ta cảm nhận được chiều dài, chiều cao và chiều sâu của chủ thể.

Trong tự nhiên, có những khi chúng ta quên mất sự hiện diện của chúng. Bởi quy tắc không gian 3D thực sự rất phổ biến.
Nhiếp ảnh trong công nghệ hiện tại là 2 chiều ngang và dọc. Tức là theo quy tắc không gian 2D. Nên khi nhắc đến không gian 3D trong nhiếp ảnh là mình đang cảm nhận 3D trong khuôn khổ không gian 2D.
Không gian sâu trong quy tắc không gian nhiếp ảnh

Dù trong bất kỳ bức ảnh nào, yếu tố chiều sâu đều luôn tạo hứng thú cho người xem. Tiền cảnh, trung cảnh và hậu cảnh là các yếu tố cơ bản trong tắc không gian nhiếp ảnh. Chúng được sử dụng nhằm mục đích diễn tả bối cảnh trong khung hình.
- Tiền cảnh: phần khung cảnh gần máy ảnh nhất
- Hậu cảnh: Phần ở xa khung hình máy ảnh nhất
- Trung cảnh: phần ở giữa tiền cảnh và hậu cảnh
Cách sử dụng tiền cảnh, trung cảnh và hậu cảnh trong quy tắc không gian nhiếp ảnh
Sử dụng kĩ thuật ⅓ trong quy tắc không gian nhiếp ảnh
Quy tắc ⅓ hoạt động bằng cách chia khung hình thành 9 ô vuông bằng nhau. Chúng được chia cắt bởi hàng hàng dọc và hai hàng ngang trong hình. Dựa vào đó, bạn hoàn toàn có thể đặt đối tượng giao nhau tại các điểm giao nhau của đường thẳng.
Đây là một trong những kĩ thuật được các nhiếp ảnh gia ưa thích nhất. Họ có thể hoàn toàn củng cố thêm bố cục tổng quan khi sử dụng kĩ thuật ⅓ này.

Quy tắc ⅓ là một kĩ thuật hữu ích và hiệu quả. Kỹ thuật này chắc chắn sẽ rất đáng để nghiên cứu. Bởi nó làm nên “tỷ lệ vàng” nên bức ảnh thật sự rất ưa nhìn. Đó là nguyên nhân dẫn đến sự phổ biến của nó.
Kỹ thuật đường dẫn trong quy tắc không gian nhiếp ảnh

Sử dụng kĩ thuật đường dẫn giúp hướng mắt người nhìn vào khung ảnh. Các nhiếp ảnh gia có thể sử dụng: cột điện, đường hay toàn nhà…để thử nghiệm phối cách phù hợp. Quy tắc không gian nhiếp ảnh này sẽ giúp người xem tập trung vào chủ thể của ảnh chụp.
Kỹ thuật thu hẹp khẩu độ trong quy tắc không gian nhiếp ảnh
Kỹ thuật này giúp người chụp kiểm soát tốt các yếu tố tiền cảnh và hậu cảnh thay vì chỉ tập trung vào trung cảnh.Các yếu tố có thể dễ dàng trở nên sắc nét khi sử dụng kĩ thuật khẩu độ. Các yếu tố tiền cảnh, trung và hậu cảnh cũng lấy nét dễ dàng hơn.
Kỹ thuật sáng tạo khung hình trong quy tắc không gian nhiếp ảnh
Kỹ thuật chụp ảnh đơn thuần này giúp bạn xác lập chủ thể, nâng cao chủ thể cho bức ảnh. Khi tích hợp cả 3 yếu tố tiền,trung và hậu cảnh sẽ tạo ra sự độc lạ và sáng tạo.
Các hoạt động của quy tắc không gian nhiếp ảnh
Quy tắc không gian kết hợp với các quy tắc bố cục khác trong nhiếp ảnh
Quy tắc không gian nhiếp ảnh không phải là quy tắc chính của bố cục. Nó chỉ là một quy tắc giúp chúng ta định vị chủ thể trong hình ảnh.
Quy tắc không gian kết hợp với các quy tắc bố cục nhằm tạo ra một bức ảnh có bố cục cân bằng. Điều này còn giúp cho bức ảnh trở nên đẹp mắt. Đồng thời hướng người xem theo hướng bạn muốn.

Quy tắc không gian nhiếp ảnh giúp điều hướng ánh mắt người nhìn
Dù bất kỳ bức ảnh nào, nếu đối tượng chính có thị giác, người xem sẽ luôn nhìn vào ánh mắt của đối tượng đó đầu tiên. Sau đó sẽ điều hướng theo vị trí ảnh mắt của đối tượng. Hãy biết tận dụng kĩ thuật này để thu hút ánh mắt của người xem. Tác phẩm của bạn sẽ trở nên cực xịn sò và thú vị.
Quy tắc không gian nhiếp ảnh giúp kể chuyện qua hình ảnh
Bức ảnh sẽ biết kể chuyện chi tiết nếu nhiếp ảnh gia sử dụng hiệu quả quy tắc không gian. Đây là một đặc điểm rất đặc trưng của quy tắc không gian nhiếp ảnh. Hãy cố gắng sử dụng nó hiệu quả nhất có thể.

Quy tắc không gian nhiếp ảnh tạo cảm giác chuyển động
Bằng cách để không gian vào một vật thể đang chuyển động sẽ tạo cảm giác chuyển động cho người xem. Việc làm này giúp điều hướng ánh mắt người nhìn tốt hơn. Từ đó có thể dẫn mắt người xem qua bức ảnh một cách rất hiệu quả.
Một số yếu tố có thể kết hợp với quy tắc không gian nhiếp ảnh để tạo chiều sâu khung hình
Quy tắc không gian nhiếp ảnh kết hợp với góc nhìn điểm tụ

Hệ thống đồ họa dùng để tạo hiệu ứng chiều sâu và kích cỡ trên mặt là góc nhìn điểm tụ. Các vật càng lùi xa, kích cỡ của nó sẽ càng nhỏ dần. Từ đó thu về một điểm tụ ở đường chân trời.
Kết hợp quy tắc không gian nhiếp ảnh với góc nhìn điểm tụ sẽ tạo được hiệu ứng xa dần. Điểm tụ này có thể nằm ở bất kỳ hướng nào mà người xem có thể nhìn vào.
Quy tắc không gian nhiếp ảnh kết hợp với các đối tượng chắn lấy nhau
Các đối tượng chắn lấy nhau sẽ tạo không gian 3 chiều cho tác phẩm của bạn. Khi đường viền của khối này được chen ngang bởi các khối khác sẽ tạo hiệu ứng này. Hiện tượng này tạo ra cảm giác đối tượng này đang ở trước đối tượng kia.
Kết hợp quy tắc không gian nhiếp ảnh với việc thay đổi kích cỡ và vị trí các đối tượng liên quan
Để tạo chiều sâu cho tác phẩm, các nhiếp ảnh gia có thể thay đổi vị trí và kích cỡ của các đối tượng liên quan. Khi hai hình có kích cỡ giống nhau trong cùng khung hình sẽ không tạo cảm giác về chiều sâu. Tuy nhiên, nếu kết hợp cả quy tắc không gian và thay đổi vị trước sau, bức ảnh sẽ hoàn hảo.
Kết hợp quy tắc không gian nhiếp ảnh với việc thay đổi độ sáng và màu sắc
Để tạo không gian 3D, thay đổi màu sắc và độ sáng là một kĩ thuật có hiệu quả. Việc này sẽ giúp cho người xem có cảm nhận rõ hơn về khoảng cách các đối tượng trong hình.

Thông thường, những màu lạnh thường lùi phía sau còn màu ấm tiến gần với người xem. Các vật đứng gần thường có màu sắc đậm đà, tương phản mạnh. Ngược lại, những vật ở xa thường có màu sắc tương tự hoặc trung tính, nghiêng về màu xám nhiều hơn.
Những màu sắc có tính tương phản mạnh được nhìn như ở các mặt phẳng khác nhau. Đối với những màu sắc có đặc tính giống nhau thường được nhìn như trên cùng một mặt phẳng. Nắm được kỹ thuật này kết hợp với quy tắc không gian nhiếp ảnh, tác phẩm của bạn sẽ trở nên thu hút, xịn sò.
Mách nhỏ một vài kĩ thuật nhỏ khác để bạn dễ dàng kết hợp với quy tắc không gian nhiếp ảnh và tạo chiều sâu khung hình
- Đối tượng càng đứng xa càng nhỏ, nó dễ dàng bị hòa vào background
- Các vật che lấp hoặc nằm đè lên nhau tạo cảm giác chiều sâu
- Khi có sự tương phản giữa sáng và tối thì cảm quan về chiều sâu được bộc lộ
- Các đối tượng được đặt trên cao tạo cảm giác về khoảng cách và chiều sâu
- Màu sắc ấm tiến lại gần còn màu nhạt và lạnh sẽ thu về phía xa.
Thử một lần phá vỡ các quy tắc không gian nhiếp ảnh – tại sao không?
Để có thể thành công trong bộ môn nhiếp ảnh, chúng ta cần nắm rõ các quy tắc không gian. Một số người khác đã bỏ ra không ít thời gian để nghiên cứu về các kĩ thuật trong nhiếp ảnh.
Tuy nhiên sau đó, họ quyết định sáng tạo tác phẩm của mình bằng cách phá vỡ các quy tắc. Có điều gì không đúng ở đây khi đã tốn công sức tìm hiểu rồi phá vỡ?
Để làm nên một bức ảnh đột phá, bạn không thể cứ mãi đi theo bản năng. Bị giới hạn bởi những quy tắc sách vở sẽ khiến bạn mãi không thể sáng tạo. Đừng khép mình trong bộ môn yêu cầu sự sáng tạo này, hãy bứt phá.
- Đừng để nhiếp ảnh là một bộ môn nhàm chán. Hãy ngừng đi theo lỗi mòn tư duy
- Đừng ngại ngần việc người khác đánh giá như thế nào, hãy thỏa sức sáng tạo và đợi chờ kết quả
- Đừng để nhiếp ảnh trở thành một thói quen nhàm chán
- Bạn không mất gì khi lựa chọn sáng tạo
Nguyên tắc thực chất là do con người tạo nên. Đó là những khái niệm được tạo ra bởi những người đi trước. Hãy không ngừng ngừng học hỏi và sáng tạo. Vì biết đâu sự sáng tạo của bạn đạt đến đẳng cấp mới sẽ trở thành quy tắc cho người khác. Tạo ra điểm riêng biệt cho riêng mình là điều đáng khuyến khích. Khác biết trong tác phẩm chứ không phải là lập dị.
Quy tắc không gian nhiếp ảnh rất hữu ích nhưng có nhiều người lại không để ý đến. Nếu có thể hiểu sâu và áp dụng thành công quy tắc này, bạn sẽ có được tác phẩm cực kỳ thu hút. Nhờ vào quy tắc không gian nhiếp ảnh, bạn dễ dàng điều hướng ánh mắt người nhìn. Hơn thế, quy tắc này cũng giúp các nhiếp ảnh gia kể về câu chuyện của họ một cách hiệu quả.
Originally posted 2022-06-04 09:57:15.